Một xã ở Thanh Hóa đẩy mạnh công nghệ số bằng việc mở chợ online cho người dân24 Tháng Mười 2022
Hội thi tuyên truyền cải cách hành chính năm 202224 Tháng Mười 2022
HỒ QUÝ LY VỚI NHỮNG CỐNG HIẾN LỚN NÊU TRONG CẢI CÁCH NÔNG NGHIỆP.15 Tháng Ba 2022
Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn trong lịch sử dân tộc; bên cạnh những nhà canh tân đất nước tên tuổi như: Khúc Thừa Dụ, Trịnh Sâm, Nguyễn Tường Tộ. Hồ Quý Ly đã là một người thực thi được cải cách mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục; đặc biệt là đối với nông nghiệp.
Vai trò của kiểm tra trong quản lý nhà nước21 Tháng Mười Hai 2021
Kiểm tra là phương thức đặc biệt quan trọng giúp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những hạn chế, yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng. Việc quản lý nhà nước trong các tình huống, trạng thái bất thường trong xã hội cho thấy phải quan tâm đặc biệt đến công tác kiểm tra. Đó là những nội dung chính của bài viết này.
Nâng tầm quan hệ, đồng hành hướng tới tương lai 30 Tháng Mười Một 2021
Chuyến thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đúng dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm hợp tác phát triển giữa hai nước. Mối quan hệ song phương đã có những bước tiến tích cực, vững chắc, gặt hái nhiều thành quả ấn tượng và cùng với thành công của hoạt động ngoại giao đa phương trong chuyến thăm lịch sử này khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam không ngừng nâng cao.
Xây dựng văn hóa công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân30 Tháng Mười Một 2021
Xây dựng văn hóa công vụ, trọng tâm là đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trung thành với Nhà nước; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân là nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến, tài năng, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức… là nội dung tham luận của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà gửi tới Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tạp chí Tổ chức nhà nước trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Đổi mới, hoàn thiện cơ quan hành pháp để quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả23 Tháng Mười Một 2021
Bàn đến định hướng đổi mới, hoàn thiện cơ quan hành pháp hiện nay không thể không đặt trong bối cảnh "Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả" như Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030.
Một số vấn đề lý luận về quản lý tài liệu điện tử trong cơ quan hành chính nhà nước23 Tháng Mười Một 2021
Quản lý văn bản, tài liệu là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả cải cách hành chính, chứng minh tính minh bạch và trách nhiệm giải trình các hoạt động bằng thông tin văn bản. Dưới sự tác động của khoa học công nghệ, bên cạnh tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử ra đời với những tính năng và đặc điểm khác biệt. Do đó, việc nghiên cứu và làm rõ quan niệm và những đặc điểm của tài liệu điện tử cùng một số yêu cầu của quản lý tài liệu điện tử là việc làm cần thiết giúp bổ sung lý luận và nâng cao hiệu quả quản lý về văn thư và lưu trữ trong bối cảnh xây dựng và vận hành Chính phủ điện tử, Chính phủ số hiện nay.
Duy trì động lực và hiệu suất làm việc của cán bộ, công chức trong bối cảnh cải cách hành chính23 Tháng Mười Một 2021
Kết quả hoạt động của bộ máy hành chính công và từng cơ quan, đơn vị phụ thuộc rất lớn vào năng lực, động lực làm việc của cán bộ, công chức (CBCC), nhất là trong bối cảnh cải cách hành chính diễn ra thường xuyên, liên tục và tất yếu. Do đó, động lực làm việc là một điều kiện để cải cách hành chính đạt được kết quả tốt nhất, cũng là mục tiêu quan trọng của cải cách. Để duy trì động lực làm việc, cần sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan, từ cấp độ vĩ mô, đến cấp độ tổ chức cũng như khả năng tự tạo động lực làm việc của CBCC.
Tăng cường công tác đánh giá pháp luật về đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay23 Tháng Mười Một 2021
Ở nước ta, quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Tới Hiến pháp năm 2013, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền tiếp tục được khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân" [khoản 1, Điều 2].
Tổ chức và nhân sự chính quyền địa phương trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới về quản trị Nhà nước23 Tháng Mười Một 2021
Công tác tổ chức và nhân sự chính quyền địa phương ở Việt Nam tuy đã đạt được những kết quả tích cực và rất quan trọng; nhưng vẫn còn những khó khăn, hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn để có giải pháp giúp chính quyền địa phương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế đặt ra.
Việt Nam có thể học tập mô hình Chính phủ điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc10 Tháng Mười Một 2021
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025, theo ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Tập đoàn CMC), thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử), việc xây dựng Chính phủ điện tử, quản trị công, chính phủ số lấy người dân làm trung tâm là một quá trình lâu dài và tập trung.
Cách Singapore thay đổi hệ thống công chức10 Tháng Mười Một 2021
Chúng ta nhìn sự phát triển và diện mạo bên ngoài của một đất nước như Singapore cũng giống như nhìn hoa của một cái cây. Để có được những thành quả như vậy, Singapore — một đất nước ít tham nhũng thuộc nhóm đầu thế giới, có một nền hành chính vận hành hiệu quả, hệ thống luật pháp gọn gàng và đáng tin cậy, các chính sách uyển chuyển và thông minh, hệ thống quản lý các hải cảng và sân bay hiệu quả hàng đầu thế giới, các trường đại học nằm trong top 100 thế giới và thuộc những trường hàng đầu châu Á, đất nước được tổ chức quy củ, gọn gàng và sạch sẽ — có được như vậy là nhờ ở hệ thống công chức.
Một số kinh nghiệm cải cách tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Trung Quốc10 Tháng Mười Một 2021
Trung quốc đã qua 40 năm cải cách, mở cửa; trong đó kiện toàn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức luôn là nội dung cải cách quan trọng; đặc biệt trong bối cảnh tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay. Bài viết giới thiệu về kinh nghiệm cải cách của Trung Quốc qua các giai đoạn và những trọng tâm đột phá có thể tham khảo trong quá trình đổi mới, cải cách hành chính của nước ta giai đoạn hiện nay.
Các chủ thể tham gia xây dựng chính sách cải cách hành chính ở Nhật Bản10 Tháng Mười Một 2021
Cải cách hành chính là một tiến trình phức tạp và không tránh khỏi những trở ngại, thậm chí là kháng cự, từ phía các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, ở tất cả các quốc gia, tiến trình cải cách hành chính, một mặt được định hướng thống nhất bởi một định chế cụ thể; mặt khác, cần huy động sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân liên quan nhằm hướng đến sự thấu hiểu và đồng thuận trong quá trình thực hiện.
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.02 Tháng Mười Một 2021
Ngày 21/10/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa banh hành Công văn số 16575/UBND-THKH về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.