Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024 Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang
Bạn thấy nội dung trên Trang thông tin cải cách hành chính như thế nào?
195 người đã bình chọn
1791 người đang online
  • - Tiến sỹ Đào Xuân Lan (hay còn gọi là Đào Văn Hiến), sinh năm 1711 tại làng Quần Hậu, xã Hà Mơ (nay là thôn Quần Hậu, xã An Nông, huyện Triệu Sơn). Ông đỗ Tiến sỹ năm 26 tuổi, khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736) đời vua Lê Ý tông. Hiện nay, tên ông còn được lưu tại văn bia đề danh Tiến sỹ khoa Bính Thìn, năm 1736 tại Quốc Tử Giám (Hà Nội). Ông là người học hành đỗ đạt và được trọng dụng làm quan đến chức Công bộ Tả bộ thị lang, tước bá.

  • - Trong sự nghiệp Trung hưng nhà Lê, Hà Thọ Lộc là dũng tướng đã vào sinh ra tử, dốc lòng phò tá và lập nhiều công lớn, được vua Lê - chúa Trịnh tin quý. Cuộc đời binh nghiệp hào hùng của Thái úy Hà Thọ Lộc, người con ưu tú của đất mường Khoòng (huyện Bá Thước) còn mãi lưu danh sử sách.

  • - Căn cứ vào các bản sắc phong lưu giữ tại đền thờ Đô đốc Đài Lương quận công Lê Phúc Hoạch và thông tin từ các cụ cao niên ở làng Chiềng Khạt, xã Đồng Lương (Lang Chánh), Lê Phúc Hoạch vốn người làng Chiềng Khạt, là một vị tướng tài, do có công phò vua diệt giặc Minh nên được vua Lê Thái tổ phong làm Đô đốc Đài Lương quận công.

  • - Sương mù bao phủ cả ngày lẫn đêm, người dân bản Khằm 1 (còn gọi là bản chân mây), xã Trung Lý (Mường Lát) một thời phải bỏ bản vì cấy lúa, lúa không ra bông; nấu cơm, cơm không chín... Ấy vậy mà, đến nay bà con vẫn đang bám trụ ở lại với bản.

  • - Xã Tân Phúc (Nông Cống) là vùng đất có truyền thống lịch sử và văn hóa gắn liền với lịch sử ngàn năm của dân tộc. Người dân nơi đây luôn tự hào có nhiều di tích tiêu biểu, trong đó có 2 di tích là đền thờ Võ Uy ở thôn Ngọc Uyên và đền thờ Lê Hiểm - Lê Hiêu ở thôn Thái Sơn được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.

  • - Nằm bên sông Tuần Ngu (một nhánh của sông Mã), làng Quan Nội, phường Long Anh (TP Thanh Hóa) trước đây thuộc xã Hoằng Anh (huyện Hoằng Hóa). Vùng đất này suốt một thời gian dài từng là lỵ sở của huyện Hoằng Hóa. Trên đất Quan Nội ngày nay là một không gian văn hóa làng với địa danh, di tích gắn liền với sự hình thành, phát triển của vùng đất cổ.

  • - Từ xưa cho tới nay, ở cả xứ Thanh, nước Việt, sự ra đời, tồn tại và phát triển của hệ thống chợ quê (hay còn gọi là chợ truyền thống, bao gồm cả chợ tỉnh, chợ huyện và chợ ở làng, xã) là một hoạt động đặc trưng nổi bật nhất trong đời sống kinh tế văn hóa – xã hội nói chung của các cộng đồng dân cư ở bất kể nơi nào có chợ.

  • - Nằm trong không gian của làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), tọa lạc trên triền núi Lợn Vàng, “nhìn” ra núi “con Voi, con Mèo” (theo cách gọi của người dân địa phương), chùa Đông Sơn tĩnh lặng như điểm nhấn cho “bức tranh” làng cổ thêm giàu giá trị.

  • - Cách đây không lâu, Son - Bá - Mười, ba thôn (bản) của người Thái, thuộc khu Cao Sơn, xã Lũng Cao (Bá Thước) gắn liền với đặc sản “3 không”, không điện, không đường, không chợ; tỷ lệ đói nghèo lên đến 90%. Có lẽ vì thế mà từ thành phố lên đến tận điểm cao nhất của thôn Bá chỉ chừng 120 km, nhưng cảm giác như tít tắp, như ở một nơi chỉ có vách núi, những con lợn rừng, gà rừng... và ánh mắt cô sơn nữ vời vợi xa xa cả đời chưa một lần bước chân ra khỏi bản.

  • - Quần thể danh thắng Kim Sơn gồm 29 ngọn núi đá vôi sừng sững, có hang động nước và động khô. Ở đây còn có đàn khỉ hoang thu hút sự tò mò cho du khách.

  • - Về với vùng đất Tây Đô, dạo bước bên Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới với sức sống hơn 600 năm tuổi, các thế hệ cháu con hôm nay như thấy vang vọng lời tiền nhân thuở trước, thấy xao động lên bao sự kiện, dấu ấn lịch sử dân tộc.

  • - Nằm bên tả ngạn sông Chu, An Lạc Châu được biết đến là tên gọi cổ xưa của làng Yên Lược (xã Thuận Minh, huyện Thọ Xuân). Vùng đất cổ trù mật, từng một thuở tấp nập trên bến dưới thuyền. Nơi đây, còn nằm trong “không gian” của kinh đô kháng chiến Yên Trường - Vạn Lại của nhà Lê Trung hưng xưa kia.

  • - Ở thị trấn Yên Cát (Như Xuân), người ta gọi ông Lê Văn Cứu là “nhà văn hóa”, bởi những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Thổ tại địa phương.

  • - Năm 1418, từ vùng núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Vùng đất Châu Lang (nay là huyện Lang Chánh) tuy không phải là nơi khởi phát cuộc khởi nghĩa, nhưng đã chứng kiến những tháng ngày gian khổ, nếm mật, nằm gai bảo toàn lực lượng của nghĩa quân.

  • Phú Thọ là tên của ngôi đình thuộc làng Phú Thọ (làng Lai), xã Hà Lai (Hà Trung). Làng Phú Thọ nằm ở chân núi, trước mặt là cánh đồng chiêm trũng. Điều kiện tự nhiên, núi đồi và ruộng đồng nơi đây không chỉ nuôi sống con người trong những lúc mất mùa đói kém hay chở che khi giặc giã hoành hành, mà còn tạo ra cảnh quan thơ mộng, bình yên cho làng.

  • (Baothanhhoa.vn) - Bỉm Sơn là miền di tích, danh thắng, tín ngưỡng với những địa danh nổi tiếng như: hồ Cánh Chim, đèo Ba Dội, đền Sòng “thiêng nhất xứ Thanh” gắn với Lễ hội đền Sòng Sơn - Ba Dội, đền Chín Giếng... Ít ai biết rằng, trong bức tranh đa sắc, đa thanh ấy, đền thờ Bát Hải Long Vương (phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn) vẫn luôn bền bỉ sức sống, góp thêm mảnh ghép độc đáo, biểu tượng cho nét đẹp văn hóa - tín ngưỡng địa phương.

1 2 
°